top of page

Bột Ô tặc cốt và những điều bạn chưa biết!

Đã cập nhật: 2 thg 11, 2024

Ô tặc cốt là mang/mai của các loại mực, tên khoa học là Sepiella maindroni. Trong đông y thì loại dược liệu này có vị mặn, se, tính hơi ấm, được quy vào kinh Can và Thận. Tác dụng trị lở loét, cầm máu, bổ huyết, thổ huyết,…

Dưới đây là những công dụng bất ngờ mà Ô tặc cốt mang lại!

Tác dụng của dược liệu Ô tặc cốt

Theo y học hiện đại:

–  Trong mai mực có chứa các thành phần pectin và một số chất hữu cơ khác có vai trò giống như chất dịch dạ dày giúp cầm máu, bảo vệ thành dạ dày và ngăn chặn tình trạng máu đông.

–  Ô tặc cốt có tác dụng thúc đẩy quá trình giảm đau tại chỗ. Bên cạnh đó, kháng axit, trung hòa axit trong dạ dày và giảm các triệu chứng ợ nóng.

–  Dược liệu có tác dụng chống bức xạ.

–  Ô tặc cốt không có tác dụng kháng khuẩn nhưng có tác dụng hấp thụ vi khuẩn làm chảy máu và  các chất độc hại.

–  Thúc đẩy quá trình làm lành xương, ngoài ra còn đóng vai trò quan trọng chống lão hóa xương.

Theo y học cổ truyền Ô tặc cốt sở hữu công dụng như:

–  Giảm đau;

–  Làm lành các vết loét trên da;

–  Làm se và cầm máu;

–  Ức chế các chất chua trong dịch vị, chỉ huyết và liễm huyết.

Một số lưu ý khi sử dụng Ô tặc cốt:

Cũng giống như mọi loại dược liệu thông thường, khi sử dụng phải lưu ý tình trạng cơ thể để tránh gặp những trường hợp không mong muốn.

–  Những người dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong Ô tặc cốt nên hết sức lưu ý khi sử dụng.

–  Đối tượng bị âm hư nhiệt không nên sử dụng các bài thuốc từ Ô tặc cốt.

–  Nếu sử dụng quá nhiều hay sử dụng trong thời gian dài mà bị táo bón, thì nên sử dụng kèm thuốc nhuận tràng theo hướng dẫn của bác sĩ.

–  Không tiếp tục sử dụng thuốc từ Ô tặc cốt nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như: đau đầu, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn,…

–  Sử dụng Ô tặc cốt ở dạng mịn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng ở dạng thuốc sắc.

Nguồn: Bách Thảo Dược

1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Xạ đen

Tên tiếng Việt:  Xạ đen châu Âu, Xạ đen, Cây dây gối Ấn độ, Thanh giang đằng Tên khoa học: Celastrus hindsii  Benth et Hook Họ:...

Xuyên Tâm Liên

Tên tiếng Việt : Xuyên tâm liên, Công cộng, Khổ diệp, Hùng bút, Khổ đởm thảo, Nguyễn cộng, Nhất kiến kỷ Tên khoa học :  Andrographis...

Comentarios


bottom of page